Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 12, 2019

THÁNH TÊ-PHA-NÔ, PHÓ TẾ, TỬ ĐẠO TIÊN KHỞI, lễ kính

Hình ảnh
THÁNH TÊ-PHA-NÔ, PHÓ TẾ, TỬ ĐẠO TIÊN KHỞI, lễ kính 📖  Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Mátthêu ( 10, 17--22 ) Khi ấy, Ðức Giêsu sai mười hai môn đệ đi và dặn rằng: “Hãy coi chừng người đời. Họ sẽ nộp anh em cho các hội đồng, và sẽ đánh đập anh em trong các hội đường của họ. Và anh em sẽ bị điệu ra trước mặt vua chúa quan quyền vì Thầy để làm chứng cho họ và các dân ngoại được biết. Khi người ta nộp anh em, thì anh em đừng lo phải nói làm sao hay phải nói gì: thật vậy, không phải chính anh em nói, mà là Thần Khí của Chúa Cha nói trong anh em. “Anh sẽ nộp em, em sẽ nộp anh cho người ta giết; cha sẽ nộp con, con cái sẽ đứng lên chống lại cha mẹ và làm cho cha mẹ phải chết. Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét. Nhưng kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát.” Ðó là lời Chúa.

Ông xin một tấm bảng và viết

Hình ảnh
Thứ 2, 23-12-2019 (Lc 1,57-66) Tới ngày mãn nguyệt khai hoa, bà Ê-li-sa-bét sinh hạ một con trai. Nghe biết Chúa đã quá thương bà như vậy, láng giềng và thân thích đều chia vui với bà. Khi con trẻ được tám ngày, họ đến làm phép cắt bì, và tính lấy tên cha là Da-ca-ri-a mà đặt cho em.  Nhưng bà mẹ lên tiếng nói: “Không, phải đặt tên cháu là Gio-an.”  Họ bảo bà: “Trong họ hàng của bà, chẳng ai có tên như vậy cả.”  Rồi họ làm hiệu hỏi người cha, xem ông muốn đặt tên cho em bé là gì. Ông xin một tấm bảng nhỏ và viết: “Tên cháu là Gio-an.” Ai nấy đều bỡ ngỡ. Ngay lúc ấy, miệng lưỡi ông lại mở ra, ông nói được, và chúc tụng Thiên Chúa. Láng giềng ai nấy đều kinh sợ. Và các sự việc ấy được đồn ra khắp miền núi Giu-đê. Ai nghe cũng để tâm suy nghĩ và tự hỏi: “Đứa trẻ này rồi ra sẽ thế nào đây?” Và quả thật, có bàn tay Chúa phù hộ em. SUY NIỆM Hôm nay chúng ta tiếp tục suy niệm về ông Da-ca-ri-a, cha của thánh Gio-an Tẩy giả. Trong bài Tin Mừng thứ Năm tuần qua, Thiên Chúa đã chúc ph

Thân mẫu Chúa tôi đến với tôi (21.12.2019 – Thứ Bảy Tuần 3 MV)

Hình ảnh
Lời Chúa :  Lc 1, 39-45 Hồi ấy, bà Maria lên đường vội vã, đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giuđa. Bà vào nhà ông Dacaria và chào hỏi bà Êlisabét. Bà Êlisabét vừa nghe tiếng bà Maria chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được trần đầy Thánh Thần, liền kêu lớn tiếng và nói rằng: “Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc. Bởi đâu tôi được phúc này là Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi như vậy? Vì này đây, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng. Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em.” Suy ni ệ m : Trong những ngày cuối cùng của mùa Vọng, Hội Thánh mời gọi chúng ta suy niệm về cuộc gặp gỡ giữa hai người mẹ: Chị Maria và bà Êlisabét, giữa hai thai nhi: Ðức Giêsu và Gioan Tẩy Giả. Một cuộc gặp gỡ chan chứa niềm vui. Niềm vui của chị Maria với bước chân vội vã băng qua những vùng đồi núi trập trùng xứ Giuđê. Chị không đi một m

Hôm nay ngày 18/12/2019. Là ngày thứ hai của tuần tam Nhật

Hình ảnh
Hôm nay ngày 18/12/2019. Là ngày thứ hai của tuần tam Nhật mừng kính thánh Đaminh Bùi văn Uý. Vào lúc 18h Gx Lộc Lâm dâng hoa lên Thánh Đaminh-Uý.Toàn thể cộng đồng dân chúa Gx cùng dâng lên Thánh những bông hoa tươi thắm, nhất là những bông hoa lòng . Xin thánh Đaminh Bùi văn Uý thương nhận và cầu bầu cùng chúa cho giáo dân xứ Lộc được chúa ban cho nhiều ơn lành nói riêng & những người tin theo chúa nói chung . Amen. Ban TT Hạt Hố nai

Múa tay ai cũng hiểu

Hình ảnh
Câu chuyện thầm lặng về những người câm điếc  « Người Pháp, người Anh, người Đức, người Nga, người Hoa đều có một ngôn ngữ riêng của họ. Còn chúng tôi cũng có thứ ngôn ngữ riêng của chúng tôi : Ngôn ngữ ký hiệu ! Và chúng tôi phải tự hào về điều này ». Sân Viện Quốc gia về những người khiếm thính cùng với tượng Cha Charles Michel de l’Epée, người sáng lập trường dạy ngôn ngữ ký hiệu đầu tiên cho người khiếm thính tại Pháp. Wikimedia Common.. Ngôn ngữ ký hiệu Thế nhưng, bà Florence Encrevé, giảng viên về khoa học ngôn ngữ tại đại học Paris 8 Vincennes-Saint-Denis, lưu ý thêm rằng triển lãm tại Pantheon không chỉ là câu chuyện về một cộng đồng người khiếm thính, về một nhóm người xã hội mà còn là lịch sử của cả một dòng ngôn ngữ ký hiệu. Mà đã là ngôn ngữ thì cũng phải chịu tác động của thời gian, dòng chảy lịch sử nhân loại. Cũng như bao loại ngôn ngữ khác, ngôn ngữ ký hiệu cũng có những lúc « ba chìm bảy nổi ». Giữa hai thế kỷ XVIII và XIX là hai cách nhìn khác nh

Ngày 18 tháng 12, tuần Bát Nhật chuẩn bị lễ Giáng Sinh

Hình ảnh
                                      Ngày 18 tháng 12, tuần Bát Nhật chuẩn bị lễ Giáng Sinh Bài đọc I: Gr 23, 5-8 “Ta sẽ gây cho Đavít một mầm giống công chính”. Bài trích sách Tiên tri Giêrêmia. Này đây, đã tới những ngày Ta gây cho Đavít một mầm giống công chính, mầm giống này sẽ làm vua thống trị, sẽ là người khôn ngoan, thực hiện công lý và đức công bình trên đất nước. Những ngày ấy, Giuđa sẽ được cứu thoát, Israel sẽ được an cư, và chúng sẽ gọi tên Người là “Chúa công bình của chúng ta”. Chúa phán: “Vì thế, đã đến ngày chúng không còn nói được rằng: 'Chúa hằng sống, Người đã đưa con cái Israel ra khỏi đất Ai-cập', nhưng chúng nói: 'Chúa hằng sống, Người đã đưa dòng dõi nhà Israel ra khỏi đất Bắc'; (và) từ các nước chúng bị Ta phân tán, Ta dẫn đưa chúng về quê hương. Đó là lời Chúa. Tin Mừng  (Mt 1,18-24) Chúa Kitô giáng sinh trong hoàn cảnh sau đây: Mẹ Người là Maria đính hôn với Giuse, trước khi về chung sống với nhau, đã thụ thai bởi